Thống kê sơ bộ trong 8 tháng qua, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc trên khắp các chợ địa ốc cả nước. Cùng với sự gia tăng nguồn cung, đến nay có khoảng trên 65% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 đang chọn bất động sản ven biển để đầu tư.
Ông Khanh, đại diện Apec Group khẳng định: “Làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam sẽ còn dâng cao trong vài quý tới. Sự phát triển mạnh mẽ của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng tốt dần lên bao gồm cả đường bộ và hàng không”.
Du lịch biển phát triển tạo điều kiện để BĐS nghĩ dưỡng biển “dậy sóng”
Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế, du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi đi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn. Trong vài quý đến vài năm tới, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp không khói.
Càng về thời điểm cuối năm, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng càng trở nên nhộn nhịp, đặc biệt là những khu vực nằm tại miền trung như Bình Thuận, Ninh Thuận….
Báo cáo mới đây của Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, một số thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã bùng nổ mạnh mẽ trong giai đoạn 2017-2018 như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang hiện đã đi vào trầm lắng. Nguyên nhân trầm lắng không phải đến từ các nhà đầu tư mà do sự rà soát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
"Trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư vẫn rất lớn, nhiều thị trường lớn đang bị siết lại thì nhà đầu tư có xu hướng tìm về những thị trường ngách. Đặc biệt, thời gian gần đây Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam… đang nổi lên như những điểm nóng trên thị trường bất động sản cuối năm", ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản nhận định.
Các nhà đầu tư cá nhân cũng đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường cũng ngày càng lớn hơn.
Với tiềm năng và vị trí địa lý của mình, Bình Thuận xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mà mục tiêu hướng tới là trở thành điểm đến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương.
Sân bay Phan Thiết đang rục rịch triển khai
Trong 2 năm qua, trên địa bàn Bình Thuận có thêm 264 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng vốn hơn 53.000 tỷ đồng, khoảng 1.730 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 32.866 tỷ đồng. Trong đó cũng có nhiều nhà đầu tư chiến lược, tầm cỡ như Vingroup, Novaland, FLC, Apec Group… đã chọn Bình Thuận là điểm đến để đầu tư.
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2019-2020 có 50 dự án thuộc 3 lĩnh vực nêu trên với các thông số rất chi tiết. Trong đó, nhiều nhất vẫn là lĩnh vực đầy niềm năng là các dự án BĐS, du lịch và nghỉ dưỡng.
Tại Bình Thuận một số dự án đang triển khai tại "thiên đường resort" Mũi Né - Phan Thiết như Dự án Novaword của Tập đoàn Novaland, Dự án Summerland của Hưng Lộc Phát, dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né phát triển bởi Apec Group,… nhận được nhiều quan tâm của giới đầu tư.
Apec Mandala Wyndham Mũi Né nằm trong chuỗi condotel 5 sao của Apec Group
Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né dự kiến tung ra thị trường 3.000 căn hộ khách sạn, hứa hẹn trở thành một trong những khách sạn lớn nhất Việt Nam và nằm trong top 10 thế giới về số lượng phòng lưu trú.
Cùng với hàng loạt dự án hạ tầng lớn đang rục rịch được triển khai như: Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay Phan Thiết... các chuyên gia bất động sản cho rằng xét về phương diện mức giá đầu tư thì một số khu vực ven biển Bình Thuận rõ ràng đang có tiềm năng rất lớn, giống như một viên ngọc thô chưa được mài giũa. Bởi thời điểm này, các thị trường phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tương đồng về vị trí như Đà Nẵng, Nha Trang… đang có mức giá cao hơn gấp 10 lần.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn